Dinh dưỡng cho thai phụ
Bản ghi chép
Chức vụ: Dinh dưỡng cho thai phụ
Tiêu đề: Dinh dưỡng cho thai phụ
Người thuyết minh: Ăn uống lành mạnh cho thai phụ
Hộp văn bản: Nhu cầu dinh dưỡng
Người thuyết minh: Trong thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng của bạn tăng lên khi thai nhi phát triển
Tiêu đề phụ: Những điểm quan trọng cho chế độ ăn uống lành mạnh trong thai kỳ
Hộp văn bản: Có chế độ ăn uống cân bằng; Ăn đa dạng các loại thức ăn; Tránh ăn quá nhiều; Cần chú ý an toàn thực phẩm
Người thuyết minh: Bạn nên có chế độ ăn cân đối với đa dạng các loại thực phẩm dinh dưỡng và tránh ăn quá nhiều vì gây tăng cân quá mức. Việc chú ý an toàn thực phẩm cũng rất quan trọng.
Tiêu đề: Thai phụ nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ?\
Người thuyết minh: Thai phụ nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ?
Tiêu đề phụ: Chế độ ăn uống hàng ngày trong 3 tháng đầu thai kỳ
Hộp văn bản: Ngũ cốc; Rau củ; Trái cây; Thịt; Cá; Trứng và các loại thực phẩm thay thế (bao gồm cả đậu khô); Sữa và các chế phẩm thay thế sữa.
Người thuyết minh: Bạn không cần phải ăn nhiều hơn bình thường trong ba tháng đầu thai kỳ, nhưng bạn nên chọn thực phẩm phù hợp. Chế độ ăn hàng ngày của bạn nên bao gồm 5 nhóm thực phẩm chính là ngũ cốc, rau, trái cây, thịt, cá, trứng, đậu khô, sữa và các loại thay thế chúng.
Hộp văn bản: Nhu cầu vitamin B9 và I ốt tăng trong 3 tháng đầu; Vitamin B9; I ốt
Người thuyết minh: Các cơ quan của thai nhi phát triển trong tam cá nguyệt đầu, có nghĩa là chế độ ăn uống của bạn sẽ cần nhiều vitamin B9 và I ốt hơn.
Tiêu đề phụ: Nạp đủ vitamin B9 trong thai kỳ
Hộp văn bản: Uống bổ sung vitamin B9 ít nhất 400mcg mỗi ngày; Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B9; Các loại rau có màu xanh đậm; Trái cây; Các loại họ đậu và đậu
Người thuyết minh: Bổ sung đầy đủ vitamin B9 có thể giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh cho bé. Bạn nên bổ sung vitamin B9 ít nhất 400 mcgam mỗi ngày trong ba tháng đầu thai kỳ và ăn nhiều rau xanh đậm, trái cây và đậu giàu vitamin B9.
Tiêu đề phụ: Nạp đủ Iốt trong thai kỳ
Hộp văn bản: I ốt; uống thực phẩm bổ sung chứa I ốt hàng ngày; Thay thế muối ăn bằng muối I ốt; Chọn thực phẩm chứa I ốt; Hải sản; Cá biển; Trứng; Sữa và các sản phẩm từ sữa; Rong biển
Người thuyết minh: Bổ sung đầy đủ I ốt là cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển trí não của bé. Nhưng chỉ dựa vào chế độ ăn uống có thể không đủ để đáp ứng nhu cầu I ốt của bạn trong thai kỳ. Bạn nên uống thuốc dưỡng thai vitamin tổng hợp và khoáng chất có chứa iốt mỗi ngày; và thay thế muối ăn bằng muối iốt khi nấu. Bạn cũng nên ăn các loại thực phẩm có chứa I ốt, chẳng hạn như hải sản, cá biển, trứng, sữa, pho mát, sữa chua và rong biển.
Tiêu đề: Những thực phẩm và chất cần tránh khi mang thai?
Người thuyết minh: Những thực phẩm nào cần tránh khi mang thai?
Tiêu đề phụ: Hạn chế sử dụng Caffeine trong thai kỳ
Hộp văn bản: Tránh uống các loại nước tăng lực; Uống ít cà phê và trà đậm
Người thuyết minh: Quá nhiều caffeine có thể gây hại cho em bé của bạn. Bạn nên tránh đồ uống tăng lực, hạn chế uống cà phê và trà đậm không quá một tách mỗi ngày.
Tiêu đề phụ: Tránh các loại thực phẩm có nguy cơ cao nhiễm Listeria
Hộp văn bản: Sữa và các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng; Món cá sống; Thịt nguội
Người thuyết minh: Trong thai kỳ, nên tránh sữa và các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, thực phẩm ướp lạnh, chế biến sẵn như món cá sống hay thịt nguội. Những loại này có nguy cơ bị nhiễm khuẩn Listeria cao hơn. Nhiễm Listeria làm tăng nguy cơ sảy thai và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho thai nhi.
Tiêu đề phụ: Cần chú ý an toàn thực phẩm
Hộp văn bản: Nên nấu chín thức ăn trước khi dùng
Người thuyết minh: Đảm bảo nấu chín kỹ tất cả hải sản, cá, thịt, trứng và rau sống trước khi ăn.
Tiêu đề phụ: Không uống rượu bia và hút thuốc lá
Hộp văn bản: Tạo môi trường không thuốc lá
Người thuyết minh: Không nên uống rượu bia hay hút thuốc lá. Thành viên khác trong nhà cũng nên cai thuốc lá nhằm tạo môi trường không thuốc lá đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.
Tiêu đề: Thai phụ nên ăn gì sau 3 tháng đầu thai kỳ?
Người thuyết minh: Thai phụ nên ăn gì sau 3 tháng đầu thai kỳ?
Tiêu đề phụ: Bổ sung đủ sắt
Hộp văn bản: Chọn thực phẩm có chứa sắt, Rau xanh đậm, Đậu khô, Thịt, Cá, Thực phẩm giàu năng lượng, đạm
Người thuyết minh: Cung cấp đủ sắt giúp thai nhi phát triển và ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như rau xanh đậm, đậu khô, thịt và cá trong chế độ ăn uống của mình. Đậu khô, thịt và cá cũng là nguồn cung cấp năng lượng và chất đạm mà bạn và thai nhi cần.
Tiêu đề: Thai phụ cần lưu ý gì khi chọn cá?
Người thuyết minh: Thai phụ cần lưu ý gì khi chọn cá?
Tiêu đề phụ: Lưu ý khi chọn cá
Hộp văn bản: Cá dầu thường chứa nhiều axit béo omega-3 hơn; Chọn từ nhiều loại cá khác nhau; Tránh những loài cá săn mồi lớn có hàm lượng thủy ngân cao
Người thuyết minh: Cá chứa axit béo omega-3, rất cần thiết cho sự phát triển trí não và mắt của thai nhi. Cá dầu thường chứa nhiều axit béo omega-3 hơn. Bạn nên chú ý đến vấn đề an toàn thực phẩm. Thay đổi luân phiên các lựa chọn từ nhiều loại cá khác nhau. Tránh chỉ ăn một loại cá. Không ăn các loại cá săn mồi lớn do chúng có hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây hại cho hệ thần kinh của bé.
Tiêu đề: Một số thai phụ cảm giác đói liên tục. Bạn nên làm gì?
Người thuyết minh: Một số phụ nữ mang thai cảm giác đói liên tục. Nếu bạn cảm thấy như vậy thì nên làm gì?
Tiêu đề phụ: Mẹo để tạo cảm giác no hơn
Hộp văn bản: Ăn nhiều bữa nhỏ, thường xuyên hơn; Chọn đồ ăn nhẹ giàu dinh dưỡng; Trái cây tươi; Trái cây khô không đường; 240 ml sữa tách béo hoặc sữa đậu nành bổ sung can xi. Chọn thực phẩm giàu chất xơ; Gạo đỏ, gạo lứt; Bánh mì nguyên cám; Rau củ
Người thuyết minh: Khi mang thai rất dễ cảm thấy đói. Để làm cho bạn cảm thấy no, tốt hơn là bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên hơn và ăn chậm. Chọn đồ ăn nhẹ bổ dưỡng, ít chất béo và đường. Ví dụ, một phần trái cây tươi hoặc trái cây sấy khô không thêm đường, hoặc một hộp sữa ít béo hoặc sữa đậu nành tăng cường canxi. Đối với các bữa ăn chính, hãy chọn ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt hoặc bánh mì nguyên cám, và có nhiều rau. Chúng đều rất giàu chất xơ, giúp tăng cảm giác no và ngăn ngừa táo bón.
Tiêu đề phụ: Ăn ít đồ ăn nhẹ có nhiều chất béo hoặc đường
Người thuyết minh: Bạn nên ăn ít các loại đồ ăn thức uống chứa nhiều chất béo hoặc đường.
Tiêu đề: Làm sao để thai phụ đáp ứng đủ nhu cầu canxi nếu không uống sữa?
Người thuyết minh: Làm sao để thai phụ đáp ứng đủ nhu cầu canxi nếu không uống sữa?
Tiêu đề phụ: Uống 2 phần sữa mỗi ngày
Hộp văn bản: 240ml Sữa; 240ml Sữa; Phô mai; 150ml sữa chua; 240ml sữa đậu nành bổ sung Canxi; 240ml sữa đậu nành bổ sung canxi
Người thuyết minh: Là một phần của chế độ ăn uống cân bằng, bạn nên uống hai khẩu phần sữa mỗi ngày. Nhưng nếu không uống được sữa, bạn có thể chọn phô mai, sữa chua hoặc sữa đậu nành bổ sung canxi thay cho sữa.
Tiêu đề phụ: Chọn nhiều thực phẩm giàu canxi
Hộp văn bản: Đậu hủ non; Các loại rau có màu xanh đậm; Cá ăn được xương
Người thuyết minh: Chọn thêm thực phẩm giàu canxi trong bữa ăn hàng ngày của bạn như đậu phụ, rau xanh đậm, cá ăn được xương.
Tiêu đề phụ: Vitamin D hỗ trợ hấp thu Can xi
Hộp văn bản: Vận động ngoài trời để phơi nắng
Người thuyết minh: Vitamin D giúp hấp thu canxi. Nó rất cần thiết cho xương của cả bạn và thai nhi. Vì vậy, hãy ra ngoài trời tiếp phơi nắng để cơ thể có thêm vitamin D.
Tiêu đề phụ: Chọn thực phẩm giàu vitamin D
Hộp văn bản: Cá dầu; Trứng; Các sản phẩm sữa và sữa đậu nành có bổ sung vitamin D
Người thuyết minh: Về chế độ ăn uống, bạn có thể ăn cá nhiều dầu, trứng, các sản phẩm từ sữa và sữa đậu nành có bổ sung thêm vitamin D.
Tiêu đề phụ: Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục điều độ cũng quan trọng không kém đối với thai phụ
Người thuyết minh: Lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng và tập thể dục đầy đủ có thể giúp mẹ bầu khỏe mạnh và chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở.
Người thuyết minh: Nếu bạn nghi ngờ về nhu cầu ăn uống của mình, bạn nên tham khảo chuyên gia y tế.
Hộp văn bản: Vui lòng truy cập www.fhs.gov.hk để biết thêm thông tin về việc ăn uống lành mạnh khi mang thai
Người thuyết minh: Để tìm hiểu thêm thông tin về việc ăn uống lành mạnh khi mang thai, vui lòng truy cập trang web của Dịch Vụ Sức khỏe Gia đình, Bộ Y tế tại www.fhs.gov.hk. Video này được sản xuất bởi Dịch Vụ Sức khỏe Gia đình, Bộ Y tế.