An toàn khi ở nhà

(Đã tải video lên 01/22)

Bản ghi chép

Chức vụ: An toàn khi ở nhà

Người thuyết minh: An toàn khi ở nhà

Bức ảnh: Một bé gái (12-18 tháng tuổi) đang mang vài món đồ chơi đưa cho cha bé

Bức ảnh: Một bé trai (12-18 tháng tuổi) đang chạy quanh trong phòng khách và cha mẹ bé đang quan sát bé

Bức ảnh: Một bé trai (18-24 tháng tuổi) đang trèo lên sô pha

Bức ảnh: Một bé gái (18-24 tháng tuổi) đang kéo dây rèm

Người thuyết minh: Con của bạn rất năng động và thích chạy nhảy tung tăng! Tuy nhiên, bé không hề biết gì về những nguy hiểm xung quanh mình. Bạn nên cảnh giác và thường xuyên kiểm tra biện pháp bảo vệ trong nhà để ngăn ngừa mọi tai nạn có thể xảy ra.

Tiêu đề:  Đảm bảo an toàn cho trẻ

Người thuyết minh: Đảm bảo an toàn cho trẻ

Tiêu đề phụ: Không để trẻ ở nhà một mình

Bức ảnh: Người cha đang đi ra ngoài, con trai (5 tuổi) và con gái (3 tuổi) đang tạm biệt cha. Dấu chéo lớn.

Bức ảnh: Người cha đang đi ra ngoài, người mẹ, con trai (5 tuổi) và con gái (3 tuổi) đang tạm biệt cha.

Người thuyết minh: Để đảm bảo an toàn, đừng để con bạn ở nhà một mình hoặc nhờ trẻ lớn hơn trông nom. Hãy nhớ rằng lúc nào cũng nên có người lớn ở cùng.

Tiêu đề phụ: Bộ dụng cụ sơ cứu

Bức ảnh: Bộ dụng cụ sơ cứu

Người thuyết minh: Giữ một bộ dụng cụ sơ cứu ở nhà để đề phòng các tai nạn nhỏ xảy ra. Bộ dụng cụ này nên có:

Tiêu đề phụ: Gạc tẩm cồn

Bức ảnh: Gạc tẩm cồn

Người thuyết minh:    Gạc tẩm cồn: dùng để khử trùng cả hai tay trước khi thực hiện sơ cứu

Tiêu đề phụ: băng gạc cuộn

Bức ảnh: băng gạc cuộn

Tiêu đề phụ: băng thun cuộn

Bức ảnh: băng thun cuộn

Người thuyết minh: băng gạc cuộn hay băng thun cuộn: dùng để băng vết thương và tạo áp lực giúp cầm máu

Tiêu đề phụ: băng tam giác

Bức ảnh: băng tam giác

Người thuyết minh: băng tam giác: dùng để quấn vùng bị thương, hỗ trợ hoặc cố định các chi bị gãy

Tiêu đề phụ: kéo đầu tròn

Bức ảnh: kéo đầu tròn

Người thuyết minh: băng tam giác: dùng để cắt băng dính, băng gạc hoặc quần áo khi cần thiết.

Tiêu đề phụ: chất khử trùng

Bức ảnh: chất khử trùng

Bức ảnh: dung dịch muối

Người thuyết minh: chất khử trùng: dùng để sát trùng và làm sạch vết thương

Tiêu đề phụ: bộ thay đồ vô trùng

Bức ảnh: bộ băng vô trùng

Bức ảnh: bộ băng vô trùng đã mở

Người thuyết minh: bộ băng vô trùng: dùng để làm sạch và băng bó vết thương

Tiêu đề phụ: băng gạc vô trùng

Bức ảnh: băng gạc vô trùng

Tiêu đề phụ: băng gạc vô trùng không sợi dệt

Bức ảnh: băng gạc vô trùng không sợi dệt

Người thuyết minh: băng gạc vô trùng: để băng bó vết thương

Tiêu đề phụ: băng cá nhân

Bức ảnh: băng cá nhân

Người thuyết minh: băng cá nhân: để dán các vết thương nhỏ

Tiêu đề phụ: Băng dính y tế

Bức ảnh: Băng dính y tế

Người thuyết minh: Băng dính y tế: để dán cố định gạc

Tiêu đề phụ: Găng tay dùng một lần

Bức ảnh: Găng tay dùng một lần

Người thuyết minh: Và cũng cần găng tay dùng một lần

Tiêu đề phụ: Khẩu trang y tế 3 lớp

Bức ảnh: Khẩu trang y tế 3 lớp

Người thuyết minh: khẩu trang y tế 3 lớp

Bức ảnh: Bé gái (5 tuổi) bị đứt tay và gọi ba mẹ giúp đỡ.

Bức ảnh:  Người mẹ đặt miếng gạc lên vết thương cho bé, và bộ dụng cụ sơ cứu ở cạnh cô ấy.

Người thuyết minh: Bạn nên tự trang bị kỹ năng sơ cứu. Khi con bạn bị thương, bạn có thể giúp trẻ xử trí bằng các y cụ trong bộ dụng cụ sơ cứu và đưa trẻ đến gặp bác sĩ sau đó nếu cần. Nếu tình trạng nghiêm trọng, hãy đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

Tiêu đề: An toàn khi ở phòng khách

Người thuyết minh: An toàn khi ở phòng khách

Bức ảnh: Phòng khách

Người thuyết minh: Nội thất ở phòng khách cũng có thể gây thương tích

Tiêu đề phụ: Chọn đồ nội thất không có cạnh sắc
Bức ảnh: bàn tròn

Người thuyết minh: Xem xét ưu tiên hàng đầu việc chọn đồ nội thất không có cạnh sắc

Tiêu đề phụ: Bọc các cạnh sắc bằng miếng bọc bảo vệ góc

Bức ảnh: Bàn đã được bọc bảo vệ góc

Bức ảnh: Ngăn kéo có bọc bảo vệ góc

Người thuyết minh:       Nếu đồ nội thất có cạnh sắc, hãy bọc chúng bằng miếng bọc bảo vệ góc.

Bức ảnh: Mặt kính. Dấu chéo lớn

Bức ảnh: Khăn trải bàn. Dấu chéo lớn

Bức ảnh: Thảm trải bàn. Dấu chéo lớn

Người thuyết minh:   Bạn nên tránh sử dụng đồ nội thất có bề mặt kính dễ vỡ. Không sử dụng khăn hay thảm trải bàn; mọi thứ trên bàn sẽ rơi ra khi con bạn kéo chúng xuống.

Tiêu đề phụ: Dùng bàn ghế gấp có khóa an toàn

Bức ảnh: Bàn gấp

Bức ảnh: Khóa an toàn của bàn gấp (1), (2)

Người thuyết minh: Tránh dùng bàn ghế gấp trừ khi chúng có khóa an toàn

Tiêu đề phụ: Không xếp chồng đồ

Bức ảnh: Các hộp nhựa được chồng lên nhau. Dấu chéo lớn

Bức ảnh: Thang ngắn. Dấu chéo lớn

Người thuyết minh: Không để thang xung quanh hoặc xếp chồng đồ vật để trẻ không trèo lên và ngã xuống.

Tiêu đề phụ: Đặt sô pha dựa vào tường

Bức ảnh: Sô pha dựa vào tường

Bức ảnh: Bé trai (18-24 tháng tuổi) trèo lên trên sô pha. Dấu chéo lớn

Người thuyết minh:  Sô pha nên được kê dựa vào tường, nếu không con bạn có thể trèo qua lưng ghế vã ngã xuống.

Tiêu đề phụ: Thêm song lan can vào ban công

Bức ảnh: Một ban công có lan can

Bức ảnh: Cửa ra ban công mở. Dấu chéo lớn

Bức ảnh: Cửa ra ban công đóng

Người thuyết minh:  Để đảm bảo an toàn cho trẻ, ban công nên có lan can và cửa ra ban công luôn được khóa lại.

Tiêu đề phụ: Lắp đặt và khóa bảo vệ cửa sổ

Bức ảnh: Một song bảo vệ và một cây thước

Bức ảnh:  song bảo vệ cửa sổ

Bức ảnh: Song bảo vệ có thể mở được

Bức ảnh: Song bảo vệ đã khóa(1)

Bức ảnh: Song bảo vệ đã khóa (2)

Người thuyết minh: Lắp đặt song bảo vệ cho tất cả cửa sổ. Hãy luôn nhớ khóa các song bảo vệ cửa sổ.

Tiêu đề phụ: Buộc dây rèm

Bức ảnh: Cận cảnh dây rèm được buộc lại

Bức ảnh: Một sợi dây rèm

Bức ảnh: Bé gái (18-24 tháng tuổi) đang kéo sợi dây rèm. Dấu chéo lớn

Người thuyết minh: Giữ dây rèm ngoài tầm với của trẻ và nhớ buộc chúng lên. Trẻ có thể bị siết cổ và chết ngạt nếu cổ vướng vào dây.

Tiêu đề phụ: Chặn cửa

Bức ảnh: Chặn cửa cố định ở vị trí của cánh cửa mở hờ

Tiêu đề phụ: Nam châm

Bức ảnh: Nam châm cố định vị trí cánh cửa mở

Người thuyết minh: Chặn cửa đang mở bằng nút chặn cửa hoặc nam châm.

Tiêu đề phụ: Chặn cửa hình chữ U

Bức ảnh: Một chặn cửa hình chữ U chặn cánh cửa đóng vào

Người thuyết minh: Chặn cửa hình chữ U có thể giúp trẻ không bị kẹp ngón tay vào cửa.

Tiêu đề phụ: Nắp bảo vệ ổ cắm

Bức ảnh: Ổ cắm được gắn nắp bảo vệ

Người thuyết minh: Dùng nắp bảo vệ cho các ổ cắm

Tiêu đề phụ: Bỏ các ổ cắm điện rời

Bức ảnh: Ổ cắm điện rời trên nóc tủ

Người thuyết minh: Giữ các ổ cắm điện rời ngoài tầm với của trẻ.

Tiêu đề phụ: Lắp bọc bảo vệ cho quạt điện

Bức ảnh: Quạt điện được bọc bảo vệ

Bức ảnh: Cận cảnh của bọc bảo vệ

Người thuyết minh: Cần phải bọc bảo vệ cho mọi quạt điện

Tiêu đề phụ: Để quạt xa tầm với của trẻ

Bức ảnh: Một quạt điện trên nóc tủ

Người thuyết minh: Cũng cần chắc chắn con bạn không chạm được quạt.

Tiêu đề phụ: Bảo quản bao diêm và bật lửa đúng cách

Bức ảnh: Một hộp diêm và bật lửa

Bức ảnh: Diêm và bật lửa đặt trong ngăn kéo

Người thuyết minh:   Cất diêm và bật lửa cẩn thận trong ngăn kéo, ngoài tầm với của trẻ.

Tiêu đề phụ: Thắt dây an toàn

Bức ảnh: Bé đang ngồi trên xe đẩy, được thắt dây an toàn.

Bức ảnh: Một bé ngồi trên ghế cao, được thắt dây an toàn và khóa bảo vệ.

Bức ảnh: Dây an toàn đã được thắt

 

Người thuyết minh: Thắt dây an toàn cho trẻ khi ngồi ghế cao, xe đẩy và cố định ghế nâng đỡ.

Tiêu đề phụ: Sử dụng bàn ủi an toàn

Bức ảnh: Mẹ ngăn con trai (5 tuổi) không đến gần khi cô ấy đang ủi quần áo

Người thuyết minh: Không để trẻ xung quanh lúc ủi đồ. Sẽ nguy hiểm khi trẻ chạm vào bàn ủi.

Bức ảnh: Bàn ủi được đặt trên mặt bàn. Dấu chéo lớn. 

Người thuyết minh:    Khi đã ủi đồ xong, không để bàn ủi tại đó. Hãy cất nó cẩn thận.

Tiêu đề phụ: Giữ nhà cửa sạch sẽ và gọn gàng

Bức ảnh: Mẹ đang sắp xếp nhà cửa

Người thuyết minh: Giữ nhà cửa sạch sẽ và gọn gàng. Không để đồ đạc lung tung vì trẻ có thể vấp phải chúng.

Tiêu đề:  An toàn trong nhà bếp

Người thuyết minh: An toàn trong nhà bếp

Bức ảnh: Nhà bếp lộn xộn. Dấu chéo lớn. 

Bức ảnh: Một nhà bếp ngăn nắp

Người thuyết minh: Nhà bếp cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Tiêu đề phụ: Lắp cửa ngăn

Bức ảnh: Một cánh cửa ngăn phòng bếp

Bức ảnh: Một bé trai (18-24 tháng tuổi) ở trước cửa ngăn phòng bếp

Người thuyết minh: Lắp cửa ngăn nhà bếp tránh trẻ vào bếp.

Bức ảnh: Trong nhà bếp, Mẹ đang ôm bé. Dấu chéo lớn. 

Người thuyết minh: Bạn cũng không ôm trẻ vào bếp. Các bé có thể với và lấy mọi thứ.

Tiêu đề phụ: Xoay tay cầm dụng cụ nấu ăn vào trong

Bức ảnh: Tay cầm của nồi đang nấu trên bếp lửa quay ra trước. Một dấu thập lớn.

Bức ảnh: Tay cầm của nồi đang nấu trên bếp lửa quay vào trong.

Người thuyết minh: Tay cầm của nồi đang nấu trên bếp lửa nên hướng vào trong. Nó giúp trẻ tránh giật phải và vô tình bị bỏng.

Tiêu đề phụ: Che chắn bếp lửa

Bức ảnh: Một cái bếp lửa được che lại

Người thuyết minh: Nếu bếp lửa có tấm che, hãy che bếp lại khi không nấu.

Tiêu đề phụ: Để các vật dụng nguy hiểm cách xa

Bức ảnh:  Dao kéo được cắm vào giá được đặt ở góc xa trên quầy bếp

Bức ảnh: Ấm nước siêu tốc được đặt tựa vào tường trên quầy bếp

Bức ảnh: Bộ dụng cụ sơ cấp cứu được đặt trên cao

Bức ảnh: Chất tẩy rửa được cất trong tủ

Người thuyết minh: Để tất cả các vật dụng nguy hiểm xa tầm với của trẻ, bao gồm vật sắc nhọn, thuốc, ấm điện, bình nước nóng và chất tẩy rửa.

Bức ảnh: Chất tẩy rửa được cất trong chai nước ngọt. Dấu chéo lớn. 

Người thuyết minh: Không dùng bất kỳ chai nước uống để đựng chất tẩy rửa hoặc hóa chất khác. Rất nguy hiểm nếu trẻ nghĩ là thứ để uống!

Tiêu đề:  An toàn trong phòng tắm

Người thuyết minh: An toàn trong phòng tắm

Bức ảnh: Phòng tắm ngăn nắp

Bức ảnh: Phòng tắm bừa bộn

Người thuyết minh: Cẩn thận với an toàn trong phòng tắm. Phòng tắm đầy rủi ro.

Tiêu đề phụ: Luôn đóng cửa phòng tắm

Bức ảnh: Cửa phòng tắm đóng

Người thuyết minh:       Luôn đóng cửa ngăn trẻ vào phòng tắm

Tiêu đề phụ: Luôn đậy nắp bồn cầu

Bức ảnh: Bồn cầu được đậy nắp

Người thuyết minh:    Ngoài việc đảm bảo vệ sinh, đậy nắp bồn cầu cũng tránh trẻ thò đầu vào trong.

Tiêu đề phụ: Luôn giữ nhà tắm sạch và khô

Bức ảnh: Sàn nhà tắm đầy nước. Dấu chéo lớn. 

Bức ảnh: Nhà tắm khô ráo

Người thuyết minh:   Luôn giữ nhà tắm khô ráo giúp tránh trẻ trượt ngã

Tiêu đề phụ: Đặt thảm chống trượt vào bồn tắm

Bức ảnh: Một tấm thảm chống trượt trong bồn tắm

Người thuyết minh: Nếu dùng bồn tắm, nhớ đặt thảm chống trượt vào trong

Tiêu đề phụ: Bỏ các thùng nước

Bức ảnh: Một cái xô nước trong phòng tắm. Dấu chéo lớn. 

Người thuyết minh: Đừng đặt những thùng chứa nước trong phòng tắm. Trẻ có thể bị chết đuối nếu rơi vào.

Tiêu đề phụ: Dùng thau tắm nhựa cho trẻ

Bức ảnh: Trẻ đang tắm trong thau nhựa

Người thuyết minh: Dùng thau tắm nhựa cho trẻ trong bồn tắm

Bức ảnh: Mẹ đang tắm cho bé

Người thuyết minh:    Không bao giờ để trẻ tắm một mình cho dù chỉ một tích tắc

Tiêu đề phụ: Chuẩn bị dụng cụ sẵn sàng

Bức ảnh: Mẹ đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ tắm bé

Người thuyết minh: Vì vậy nên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trước khi tắm bé

Tiêu đề phụ: Luôn đổ nước lạnh trước nước nóng

Bức ảnh: Đổ nước lạnh vào chậu tắm

Người thuyết minh:  Khi chuẩn bị nước tắm, luôn đổ nước lạnh trước khi pha nước nóng vào

Tiêu đề phụ: Kiểm tra độ nóng nước tắm bằng cùi chỏ

Bức ảnh: Mẹ đang kiểm tra độ ấm nước tắm bằng cùi chỏ của mẹ

Người thuyết minh: Sau đó, kiểm tra nhiệt độ nước tắm bằng cùi chỏ của bạn trước khi tắm bé

Tiêu đề phụ: An toàn trong phòng ngủ

Người thuyết minh: An toàn trong phòng ngủ

Bức ảnh: Phòng ngủ (1)

Bức ảnh: Phòng ngủ (2)

Người thuyết minh:   Đảm bảo mọi thứ xung quanh giường ngủ bé được an toàn bảo vệ bé khỏi những nguy cơ.  

Tiêu đề phụ: Đặt cũi bé gần giường bạn

Bức ảnh: Cũi bé gần giường ngủ ba mẹ

Người thuyết minh:   Nếu có thể, đặt bé ngủ trong cũi và đặt cũi bé gần giường ngủ của bạn.

Tiêu đề phụ: Chọn đúng cỡ nệm

Bức ảnh: Cỡ nệm vừa vặn với cỡ cũi của bé

Người thuyết minh:   Nệm nên vừa với kích thước cũi trẻ. Nếu có kẽ hở, đầu nhỏ nhắn của bé có thể bị kẹt vào và có thể bị ngạt. Không nên để các vật xốp hoặc miếng ga trải lỏng lẽo trong cũi. Bé có thể ngủ ngon mà ko cần gối.

Tiêu đề phụ: Khóa thanh song cũi

Bức ảnh: Bé đang ngủ trong cũi đã được khóa

Người thuyết minh: Phải chắc chắn khóa các thanh song cũi để bé không rơi xuống sàn.

Tiêu đề phụ: Khoảng cách giữa các thanh cũi dọc không nên lớn hơn 6cm

Bức ảnh: Chỉ khoảng cách giữa các thanh cũi dọc nhỏ hơn 6cm

Người thuyết minh: Khoảng cách giữa các thanh cũi dọc không nên lớn hơn 6cm hoặc 2.5 inches. Bé có thể thò đầu ra ngoài và kẹt nếu các thanh cách nhau quá rộng.

Tiêu đề phụ: Độ cao của thanh ngang cũi nên cao hơn ¾ chiều cao của bé

Bức ảnh: Bé mới biết đi đang đứng trong cũi

Bức ảnh: Độ cao của thanh ngang cũi không thấp hơn ¾ chiều cao của bé

Người thuyết minh:        Độ cao của thanh ngang cũi nên cao hơn ¾ chiều cao của bé

Bức ảnh: Bé đang ngồi một mình trên sô pha. Dấu chéo lớn

Bức ảnh: Bé đang ngồi một mình trên giường không có thanh chắn. Dấu chéo lớn

Người thuyết minh: Không bao giờ để trẻ một mình trên ghế hay giường mà không có bảo vệ cho dù chỉ một tích tắc

Bức ảnh: Một dây rèm gần sát với cũi bé. Dấu chéo lớn.

Người thuyết minh: Đảm bảo các dây rèm không trong tầm với của bé. Bé có thể bị quấn ngạt nếu bị vướng vào cổ.

Bức ảnh: Giường tầng

Người thuyết minh: Cẩn thận nếu nhà bạn có giường tầng

Tiêu đề phụ: Đặt thang an toàn

Bức ảnh: Một thang an toàn trên giường tầng

Người thuyết minh: Thang an toàn giúp tránh được tai nạn

Tiêu đề phụ: Dùng thảm xốp

Bức ảnh: Thảm xốp được lót gần giường

Bức ảnh: Một tấm thảm xốp

Người thuyết minh: Bạn cũng có thể thêm bảo vệ bằng cách đặt thảm xốp trên sàn

Bức ảnh: Giường tầng có thanh chắn an toàn

Bức ảnh: Giường tầng được kê tựa vào tường

Người thuyết minh:   Giường ở tầng trên cũng cần được lắp thanh chắn an toàn có độ cao thích hợp.

Tiêu đề phụ: Kê giường tầng tựa vào tường

Người thuyết minh:     Không chừa bất kỳ khoảng cách nào giữa giường và tường vì trẻ có thể bị kẹt vào đó.

Bức ảnh:  Mẹ đang nói chuyện với con trai (2 tuổi) ở cửa ngăn phòng bếp

Người thuyết minh: Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải luôn chú ý tới các bé và hướng dẫn sự an toàn cho trẻ khi thích hợp.

Bức ảnh: Gia đình đang cùng nhau đọc truyện

Người thuyết minh:   Vì vậy hãy luôn cảnh giác! Hầu hết tai nạn có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp bảo vệ.

Ảnh kết:    lô gô của Bộ Y Tế

Bộ Y tế sở hữu bản quyền của Video kỹ thuật số này

Video này chỉ được sản xuất cho mục đích phi thương mại

Không được dùng video cho thuê, bán hay sử dụng cho mục đích thương mại

Sản xuất năm 2015