Sê-ri Nuôi Dạy Con Cái 23 – Giúp Con Học Mẫu Giáo Thích Ứng 2 (3 đến 5 tuổi)
Quý vị có thể giúp con học mẫu giáo thích ứng bằng cách xây dựng những phẩm chất ở trẻ và các củng cố các yếu tố trong môi trường của trẻ. Phần I đã trình bày về những phẩm chất ở trẻ sẽ tạo điều kiện giúp trẻ thích ứng thuận lợi, nên tờ thông tin này sẽ giới thiệu những yếu tố môi trường không kém phần quan trọng. Các yếu tố này bao gồm sự ủng hộ của cha mẹ, cách nuôi dạy con cái tích cực và hợp tác với nhà trường.
Củng Cố các Yếu Tố trong Môi Trường của Trẻ
Ủng hộ
- Trẻ cần quý vị ủng hộ khi đối mặt với khó khăn:
- Xây dựng mối quan hệ thân thiết với con ngay từ khi con còn nhỏ bằng cách chăm sóc con, trò chuyện và chơi với con. Trẻ sẽ gây dựng niềm tin với quý vị và nhờ quý vị giúp đỡ khi gặp khó khăn.
- Ủng hộ về cảm xúc với con mỗi khi trẻ gặp khó khăn và chán nản là điều quan trọng nhất. Một cái ôm hay những lời nói an ủi sẽ xoa dịu trẻ. Ví dụ: khi trẻ khóc vì các khối mà trẻ mất hàng giờ để lắp ghép bị đổ, thay vì nói: “Khóc thì có ích lợi gì? Con trai không được khóc”, quý vị nên thừa nhận cảm giác của trẻ khi nói: “Ôi không! Lâu đài đẹp thế kia mà. Chắc là con buồn lắm” Sau đó, hãy khuyến khích trẻ: “Bố/mẹ con mình cùng xây một lâu đài còn lộng lẫy hơn nhé”.
- Để trau dồi tính độc lập cho con, luôn khuyến khích con tự giải quyết vấn đề. Mặt khác, sẵn sàng hướng dẫn và có trợ giúp thiết thực khi rõ ràng là trẻ không có khả năng xử lý tình huống. Trẻ sẽ thấy dễ vượt qua khoảng thời gian khó khăn hơn khi quý vị sẵn sàng đưa ra sự ủng hộ cần thiết.
- Khuyến khích con nhờ giúp đỡ khi trẻ không thể đối phó với tình huống. Hãy làm gương và cho trẻ thấy làm thế nào để nhờ giúp đỡ. Khi làm như vậy, quý vị sẽ truyền tư duy nhờ giúp đỡ cho con.
Nuôi Dạy Con Cái Tích Cực
Nuôi dạy con cái tích cực sử dụng các cách thức mang tính xây dựng và không gây tổn hại để thúc đẩy sự phát triển hành vi xã hội và sự tự nhận thức tích cực ở trẻ. Trong đó bao gồm làm gương,khuyến khích hành vi mong muốn ở trẻ và giúp trẻ học hỏi các quy tắc, giới hạn và hệ quả. Điều này sẽ giúp vun đắp ý thức trách nhiệm và tự quản lý, đồng thời sẽ thúc đẩy các kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề ở trẻ. Tất cả những khả năng này đều tạo điều kiện thuận lợi để trẻ thích ứng được.
- Trở thành một tấm gương
- “Cha nào, con nấy”. Khi ngưỡng mộ quý vị như một hình mẫu và noi theo tấm gương của quý vị, trẻ sẽ có nhiều khả năng hơn trong việc hình thành hành vi mong muốn và các giá trị tích cực.
- Khuyến khích hành vi tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho con thích ứng
- Ban đầu, trẻ cần quý vị thường xuyên khen ngợi để hình thành hành vi mong muốn. Sự chú ý của quý vị sẽ khiến trẻ thực hiện hành vi mong muốn thường xuyên hơn.
- Khi hành vi của con trở nên ổn định hơn, quý vị có thể giảm dần lời khen. Tuy nhiên, quý vị vẫn phải tích cực chú ý đến trẻ. Thi thoảng công nhận và khuyến khích trẻ sẽ duy trì hành vi mong muốn.
- Đặt ra giới hạn
- Đặt ra những giới hạn phù hợp có thể giúp vun đắp tính tự giác và trách nhiệm ở trẻ.
- Cùng con thảo luận về những quy tắc và giới hạn mà quý vị muốn con làm theo. Phải đảm bảo là những quy tắc, giới hạn này rõ ràng, cụ thể, với những điều khoản tích cực và phù hợp với độ tuổi. Ví dụ: “tự thay quần áo sau khi tan học” có thể là một quy tắc phù hợp với trẻ 5 tuổi nhưng không phù hợp với trẻ 3 tuổi.
- Quả quyết kỷ luật với các hình phạt dự phòng
- Chuẩn bị trước tâm lý cho con về những hình phạt trẻ sẽ phải nhận nếu không làm theo quy tắc.
- Hãy để trẻ học cách chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân. Ví dụ: trẻ phải biết là không được đòi đồ chơi mới nếu làm mất đồ chơi do bất cẩn hoặc sẽ hết giờ chơi nếu đánh chị/em.
- Các hình phạt phải liên quan đến tình huống. Không sử dụng các hình phạt gây tổn thương như quát mắng trẻ, đánh hoặc khiến trẻ xấu hổ.
- Phải quả quyết và nhất quán trong việc thực hiện các quy tắc và hình phạt.
- Quý vị có thể lo lắng nếu áp dụng kỷ luật cứng rắn sẽ khiến trẻ không vui hoặc thậm chí là ghét quý vị. Nuôi dạy con cái tích cực có nghĩa là duy trì mối quan hệ thân thiết và hài hòa với con, đồng thời đặt ra những giới hạn chắc chắn cho trẻ. Khi phải áp dụng hình phạt vì hành vi sai trái của trẻ, quý vị cần cho trẻ thấy rằng thứ quý vị chê trách là hành vi chứ không phải bản thân trẻ. Như vậy, kỷ luật quả quyết sẽ chỉ giúp trẻ học cách chịu trách nhiệm và ổn định kỳ vọng của quý vị. Khi đó, trẻ sẽ có ít vấn đề về cảm xúc và hành vi hơn và mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái của quý vị sẽ ổn định hơn.
Các tờ thông tin 15 và 16 trong sê-ri Nuôi Dạy Con Cái này trình bày chi tiết hơn về các phương pháp nuôi dạy con cái tích cực.
Hợp tác với nhà trường
Nhà trẻ và trường học đều là những nơi con quý vị dành nhiều thời gian ngoài nhà riêng. Do đó, điều quan trọng là chọn nhà trẻ hoặc trường học có chung giá trị với quý vị. Hãy cân nhắc xem liệu:
- Chương trình học có lợi cho sự phát triển của các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi để trẻ thích ứng hay không. Ví dụ: liệu chương trình học có bao gồm các kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề và trẻ có phát huy được sở trường hay không.
- Giáo viên có nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ thích ứng ở trường hay không.
- Giáo viên có hướng dẫn và ủng hộ và thể hiện sự ấm áp với trẻ không.
Sự phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên là điều không thể thiếu trong việc tạo điều kiện thuận lợi để trẻ thích ứng được:
- Duy trì trao đổi sát sao với giáo viên về tình hình của con ở trường và ở nhà. Cùng giáo viên thảo luận về cách cải thiện hành vi của con sao cho mang tính xây dựng. Thử các đề xuất của giáo viên để khuyến khích con và cho giáo viên biết hành vi mong muốn của trẻ ở nhà. Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm về hành vi của trẻ ở trường và đưa ra đề xuất với giáo viên khi cần thiết.
- Chủ động tham gia các hoạt động được tổ chức cho các bậc phụ huynh tại trường như các cuộc tọa đàm, đào tạo tình nguyện viên và các hoạt động giữa phụ huynh và giáo viên. Quý vị vừa có thể tận dụng cơ hội để trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng trong nuôi dạy con cái, vừa có thể trở thành tấm gương hào hứng học hỏi cho con noi theo.
Ngày Phụ Huynh
- Khi thấy được động lực tham gia các hoạt động tại trường của quý vị, trẻ sẽ hòa nhập hơn trong cuộc sống học đường. Điều đó sẽ giúp củng cố cảm giác gắn kết với trường học và gia tăng khả năng trẻ sẽ nhờ giúp đỡ trong môi trường trường học khi cần.
Như việc trau dồi các phẩm chất và kỹ năng khác, việc phát triển các yếu tố thích ứng ở trẻ phụ thuộc vào sự kiên nhẫn, khoan dung và kiên trì của quý vị. Đó là một quá trình kéo dài cả đời người. Với tình yêu thương và sự chăm sóc của quý vị, con sẽ sẵn sàng bắt đầu hành trình hướng đến sự thích ứng.
Chúng tôi tổ chức một số hội thảo và phân phát tờ thông tin về chăm sóc và nuôi dạy trẻ với chủ đề “Happy Parenting” (Bố Mẹ Vui Vẻ, Con Trẻ Hạnh Phúc) cho những người sắp làm bố mẹ, đang làm bố mẹ của trẻ sơ sinh và trẻ mẫu giáo. Vui lòng liên hệ với nhân viên y tế của chúng tôi để biết thông tin.
Chúng tôi tổ chức các cuộc hội thảo "Happy Parenting!" (Làm Cha Mẹ Tích Cực) và tờ thông tin dành cho các cha mẹ tương lai, cha mẹ của trẻ sơ sinh và trẻ mầm non. Vui lòng liên hệ với nhân viên y tế của chúng tôi để biết thông tin.