Sê-ri Nuôi Dạy Con Cái 4 – Xử Lý Khi Con Sốt

(Sửa đổi 08/2013)(Tái bản tháng 02/2017)

Sốt là gì?

Gần như mọi em bé đều bị sốt ít nhất một lần. Sốt là khi thân nhiệt cao hơn bình thường. Sốt không phải là bệnh nhưng có thể là triệu chứng của bệnh nền. Đó là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang chống lại nhiễm trùng. Sốt cũng có thể là phản ứng khi tiêm phòng vắc-xin.

Thân Nhiệt Bình Thường là bao nhiêu?

Không có kết quả đo nhiệt độ cố định được coi là bình thường cho mọi trẻ. Thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi, hoạt động của trẻ, tình trạng sức khỏe của trẻ, thời điểm trong ngày và đo từ bộ phận nào của cơ thể.

Phương pháp đo

Thân nhiệt bình thường

Màng nhĩ (tai)

35,8°C đến 38°C (96,4°F đến 100,4°F)

Axillary (nách)

34,7°C đến 37,3°C (94,5°F đến 99,1°F)

Trực tràng

36,6°C đến 38°C (97,9°F đến 100,4°F)

Khi nào nên đi khám Bác Sĩ?

  • Nếu bé bị sốt sau khi tiêm phòng vắc-xin, có nhiều khả năng là bé sẽ hết sốt trong thời gian 2 đến 3 ngày. Quý vị chỉ cần theo dõi thân nhiệt của bé và bình tĩnh xử lý cơn sốt tại nhà.
  • Khi bé bị sốt nhưng không phải sau khi tiêm phòng vắc-xin, quý vị nên đưa bé đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu bé từ 2 tháng tuổi trở xuống, có vấn đề với hệ miễn dịch hoặc có các vấn đề sức khỏe đặc biệt khác, thì ngay cả khi thân nhiệt của bé đạt giới hạn trên của khoảng thân nhiệt bình thường, quý vị cũng nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức.
  • Cho dù nguyên nhân khiến bé sốt là gì, nếu bé có bất kỳ một dấu hiệu nào trong những dấu hiệu sau hoặc nếu quý vị lo ngại hay căng thẳng, quý vị nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức.
    • Lên cơn động kinh
    • Phát ban
    • Không khỏe lắm hoặc không ăn tốt
    • Sốt dai dẳng
    • Có các dấu hiệu mất nước, ví dụ: khô miệng, không có nước mắt, vẻ ngoài nói chung trông ốm yếu, nhãn cầu sưng lên và thóp sưng lên

Xử Lý Cơn Sốt tại Nhà

Ngoài việc làm theo cách điều trị và đơn thuốc của bác sĩ thì biết cách xử lý cơn sốt tại nhà cũng rất quan trọng.

1. Theo dõi thân nhiệt của bé

Quý vị có thể đo thân nhiệt của bé 4 giờ một lần nếu muốn biết chắc chắn bé có sốt hay không.

Các loại nhiệt kế thường dùng cho trẻ nhỏ

Loại nhiệt kế

Kỹ thuật số

Đo tai bằng hồng ngoại

Đo thân nhiệt tại

  1. Nách
  2. Trực tràng

Màng nhĩ

Độ chính xác

  • Phải đặt cảm biến vào vị trí chính xác
  • đường trực tràng thường được coi là chính xác
  • Phải đặt cảm biến vào vị trí chính xác

Chi phí

Tiết kiệm/phải chăng

Đắt hơn

Mức độ thuận tiện

Dễ sử dụng

  • Dễ sử dụng
  • Có kết quả nhanh

Lưu ý đặc biệt

  • Không nên đo nhiệt độ ở miệng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Đo nhiệt độ ở nách là cách an toàn nhất và có thể là cách ưu tiên đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi
  • Một số người có thể cho là đường trực tràng không thể chấp nhận được và có nguy cơ tiềm ẩn làm tổn thương ruột

Không phù hợp nếu

  • ống tai có ráy tai hoặc dịch
  • có tiền sử tổn thương ở đầu/tai

Ghi chú: Không sử dụng nhiệt kế thủy ngân để đảm bảo an toàn vì nhiệt kế dễ bị vỡ và do đó tràn thủy ngân độc hại.

Cách đo nhiệt độ

Sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số để đo tại trực tràng và nách

  • Dùng bông gòn ngâm cồn 70% để lau cảm biến của nhiệt kế kỹ thuật số
  • Bật nhiệt kế.

PHƯƠNG PHÁP ĐO TRỰC TRÀNG

PHƯƠNG PHÁP ĐO NÁCH

Bôi một ít dầu bôi trơn lên đầu bầu hoặc cảm biến.

Đặt bé nằm ngửa trên giường hoặc trong lòng quý vị.

Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ:
Đặt bé nằm ngửa trên giường và nâng hai chân lên
Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên:
Đặt bé nằm sấp trong lòng quý vị và cố định hai chân bé ở giữa hai chân của quý vị.

Nhẹ nhàng đặt nhiệt kế sao cho tiếp xúc trực tiếp và chắc chắn với nách bé.

Giữ bé ở nguyên tư thế. Nhẹ nhàng đưa nhiệt kế vào trực tràng khoảng nửa đến một inch (1,3 đến 2,5 cm). Giữ nguyên tại chỗ và tránh đẩy vào quá sâu.

Giữ nguyên nhiệt kế tại chỗ bằng cách ép cánh tay của bé vào thân.

  • Lấy nhiệt kế ra khi nghe thấy tiếng bíp.
  • Đặt nhiệt kế sang bên khi quý vị quấn lại tã/mặc quần áo cho bé. Đặt bé ở vị trí an toàn.
  • Đọc nhiệt độ đo được. Sau đó tắt nhiệt kế.
  • Rửa nhiệt kế bằng xà phòng và nước, sau đó lau bằng bông gòn ngâm cồn 70%.

Sử dụng nhiệt kế đo tai

  • Luôn đọc sách hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để biết quy trình thích hợp và khoảng nhiệt độ bình thường vì những nội dung này sẽ khác nhau tùy theo nhiệt kế.
  • Sử dụng dụng cụ bảo vệ đầu dò dùng một lần mới và sạch mỗi lần sử dụng nhiệt kế.
  • Kéo tai để ống tai thẳng
    • Dưới Một Tuổi: Kéo Thẳng Về Phía Sau
    • Một Tuổi Trở Lên: Kéo Lên Trên Về Phía Sau
  • Đưa đầu dò của nhiệt kế vào tai
  • Đọc nhiệt độ đo được:
    • Đo nhiệt độ cùng một bên tai trong suốt thời gian theo dõi thân nhiệt vì có khả năng chênh lệch nhiệt độ giữa hai tai.
    • Đo 3 lần từ cùng một bên tai mỗi lần và chọn kết quả cao nhất.
  • Xem hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để biết cách bảo quản, vệ sinh và hiệu chuẩn.

2. Dùng thuốc theo đơn

Khi thân nhiệt cao hơn bình thường và con quý vị khó chịu hoặc khi có chỉ dẫn của bác sĩ, quý vị có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt theo đơn. Chỉ cho bé dùng thuốc theo đơn khi bé lên cơn sốt, thường mỗi liều cách nhau 4 đến 6 giờ. Đọc kỹ nhãn, lưu ý đường dùng và đảm bảo không dùng quá liều và số lần. Sử dụng quá liều thuốc hạ sốt có thể gây hại.
(Vui lòng xem tờ thông tin về Phòng Ngừa Vô Tình Ngộ Độc Paracetamol ở Trẻ Em để biết chi tiết)

3. Quấn tã/mặc quần áo thoải mái cho bé

Quấn tã/mặc quần áo thoải mái cho bé, tránh để bé quá nóng hoặc quá lạnh. Đồ bằng vải bông là lựa chọn tốt nhất vì sẽ thấm hút mồ hôi hiệu quả. Thay đồ khô khi tã/quần áo bị ướt sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.

4. Giữ cho phòng thoáng khí

Giữ cho phòng thoáng khí và mát mẻ sẽ khiến môi trường thoải mái hơn cho bé. Quý vị có thể làm việc này bằng cách mở cửa sổ, bật máy điều hòa nhiệt độ hoặc bật quạt.

5. Bổ sung chất lỏng cho cơ thể

Đổ mồ hôi trong khi sốt sẽ khiến cơ thể bé mất nước. Cố bổ sung thêm chất lỏng để bù lượng nước bị mất. Đối với các bé được bú sữa mẹ, quý vị chỉ cần tăng số lần cho bú vì sữa mẹ chứa nhiều nước. Chú ý các dấu hiệu mất nước ở bé và đưa bé đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nào hoặc nếu quý vị lo ngại.

6. Nghỉ ngơi và dinh dưỡng đầy đủ

Khi sốt, bé sẽ cảm thấy mệt mỏi và có lẽ cả buồn ngủ. Hãy để bé nghỉ ngơi đầy đủ tại nhà. Không đưa bé đến các nhóm chơi hoặc trường mẫu giáo. Cơn sốt cũng sẽ làm chậm lại hoạt động tiêu hóa của dạ dày. Cố gắng tránh thực phẩm khó tiêu hóa. Không giảm lượng đồ ăn bình thường nếu bé vẫn ăn được.

7. Lau người bằng nước ấm

Chỉ lau người bằng nước ấm thì không thể hạ thân nhiệt cho bé. Tuy nhiên, nhiều người thấy rằng đây là một cách giúp bé thấy thoải mái khi bé có những tình trạng sau:

  • Không thể uống thuốc
  • Nôn sau khi dùng thuốc
  • Cực kỳ quấy và cáu kỉnh

Đặt bé trong bồn tắm có nước ấm và dùng khăn lau khắp người bé trong khoảng 5-10 phút. Không sử dụng nước lạnh hoặc lau cồn lên người bé vì có thể khiến bé run rẩy và tăng thân nhiệt. Đưa bé ra khỏi bồn tắm ngay lập tức nếu nước bị nguội hoặc bé bắt đầu run rẩy.

Chăm sóc bé bị sốt và theo dõi tình huống của bé cả ngày lẫn đêm có thể là một việc yêu cầu khắt khe và khiến quý vị kiệt sức. Hãy chuẩn bị sẵn sàng và chia sẻ việc chăm sóc trẻ với các thành viên trong gia đình. Nếu quý vị có thắc mắc hoặc lo ngại về bé bị sốt, hãy thử trò chuyện với người cha/mẹ có kinh nghiệm. Tham khảo ý kiến của nhân viên chăm sóc sức khỏe nếu cần.

Chúng tôi tổ chức một số hội thảo và phân phát tờ thông tin về chủ đề “Happy Parenting!" (Bố Mẹ Vui Vẻ, Con Trẻ Hạnh Phúc) cho những người sắp làm bố mẹ và đang làm bố mẹ của trẻ sơ sinh và trẻ mẫu giáo. Vui lòng liên hệ với nhân viên y tế của chúng tôi để biết thông tin.