Ăn uống lành mạnh cho trẻ mẫu giáo
Trẻ mẫu giáo rất năng động và nhiều năng lượng, nên cần được cung cấp hợp lý các dưỡng chất và năng lượng từ thực phẩm để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, cũng như trong hoạt động hàng ngày.
Chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng đảm bảo đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng của trẻ, đồng thời cũng giúp trẻ luôn khỏe mạnh và hình thành thói quen ăn uống hợp lý, từ đó đặt nền tảng vững chắc cho sức khỏe của trẻ sau này.
Chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng là gì?
Tháp thực phẩm lành mạnh cho biết các nhóm thực phẩm khác nhau mà chúng ta cần ăn và đề xuất những tỷ lệ nhất định. Điều quan trọng là phải ăn nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng đa dạng từ mỗi nhóm thực phẩm để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng.
Ăn nhiều nhất: Ngũ gốc
Ăn nhiều: Rau củ và Trái cây
Ăn vừa phải: Thịt, cá, trứng & các thực phẩm thay thế; Sữa và các thực phẩm thay thế sữa
Ăn ít nhất: Chất béo/Dầu, muối & đường
Uống nhiều chất lỏng.
Dưới đây là hướng dẫn về lượng thực phẩm từ mỗi nhóm trong chế độ ăn cân bằng cho trẻ mẫu giáo
Số Khẩu Phần Ăn mỗi ngày |
Ví dụ về khẩu phần ăn một bát = 250-300 ml 1 cốc = 240 ml |
|
---|---|---|
Ngũ cốc |
2 đến 3 |
|
Rau củ |
1 đến 2 |
|
Trái cây |
1 đến 2 |
|
Thịt, cá, trứng và các thực phẩm thay thế |
1 đến 3 |
|
Sữa và thực phẩm thay thế sữa |
2 |
|
Mỗi nhóm có những loại thực phẩm nào?
Ngũ cốc
- Ngũ cốc nên chiếm phần lớn nhất trong mỗi bữa ăn, bao gồm cơm, bánh mì, mì và mì Ý.
- Ngũ cốc cung cấp năng lượng và một số vitamin B. Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, bánh mì nguyên cám, yến mạch giàu chất xơ thực phẩm, khoáng chất và vitamin hơn rất nhiều. Nhờ đó góp phần phòng ngừa táo bón và các bệnh về ruột.
- Đưa một số thực phẩm nguyên hạt vào chế độ ăn bằng cách thay thế bánh mì trắng bằng bánh mì nguyên cám hoặc thay thế một phần gạo trắng bằng gạo lứt.
- Tránh các sản phẩm ngũ cốc chứa hàm lượng chất béo cao, như bánh quy, cơm rang hoặc mì, mì ăn liền, bánh nướng, bánh ngọt, bánh sừng bò. Chỉ thi thoảng mới cho trẻ ăn những thực phẩm này với khẩu phần nhỏ. Tránh ăn bích quy trơn (ví dụ: bánh quy marie, bánh quy mặn) chứa tương đối nhiều chất béo dạng trans và chất báo bão hòa không tốt cho tim. Quý vị có thể giới hạn cho trẻ ăn bánh quy không quá hai lần một tuần.
Rau Củ và Trái Cây
- Ăn nhiều rau củ và trái cây hơn.
- Tiêu thụ rau củ và trái cây tươi nhiều màu sắc (bao gồm rau lá, nấm, bí, đậu Hà Lan), nhóm này cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin, các chất chống oxy hóa và chất xơ thực phẩm.
- Ăn rau củ và trái cây sẽ bảo vệ cả quý vị và trẻ tránh mắc các bệnh mạn tính, ví dụ như bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch và ung thư.
- Rau củ và trái cây tự nhiên đông lạnh (ví dụ: bắp ngô ngọt, rau củ hỗn hợp), rau củ và trái cây sấy khô đều là những thực phẩm thay thế thuận tiện cho các loại rau củ và trái cây tươi.
- Tránh sử dụng trái cây đóng hộp có chứa si-rô hoặc rau củ ngâm vì những thực phẩm này cung cấp thêm lượng muối, chất béo hoặc đường không cần thiết. Ăn trái cây nguyên quả tốt hơn uống nước ép vì sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất và chất xơ thực phẩm hơn.
Thịt, cá, trứng và các thực phẩm thay thế
- Ăn một lượng vừa phải thịt, cá, trứng và các thực phẩm thay thế.
- Các loại đậu khô, quả hạch, hạt và các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ cũng thuộc nhóm này.
- Đây là những thực phẩm giàu protein, sắt, kẽm, một số vitamin B và vitamin B12. Đây là những dưỡng chất quan trọng cho sự tăng trưởng và học tập.
- Thử cho trẻ ăn một số loài cá nhiều dầu, ví dụ: cá hồi, cá mòi, cá sòng. Cá nhiều dầu là nguồn thực phẩm chính cung cấp các axit béo omega 3, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhận thức. Tránh các loài cá ăn thịt cỡ lớn gồm cá mập, cá ngừ, cá thu vua hoặc các loài cá khác có chứa lượng thủy ngân cao.
- Chọn thịt nạc. Cắt bỏ phần mỡ thấy được và gỡ da của thịt gia cầm. Bằng cách đó sẽ giảm lượng hấp thụ chất béo và cholesterol, do đó bảo vệ trẻ không bị mắc các bệnh tim mạch.
- Chọn ít thịt đóng hộp, thịt ướp muối, ví dụ như xúc xích, giăm bông, thịt viên đã chế biến.
Sữa và các thực phẩm thay thế sữa
- Tiêu thụ lượng vừa phải sữa và các thực phẩm thay thế, bao gồm sữa đậu nành tăng cường canxi, đậu phụ và các thực phẩm giàu canxi khác.
- Trẻ cần khoảng 2 cốc (tổng cộng không quá 480 ml) sữa hàng ngày. Nói chung, 360-480 ml sữa là đủ để đáp ứng nhu cầu canxi của trẻ.
- Trẻ sẽ cần ít sữa hơn khi tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu canxi, ví dụ như rau lá xanh, đậu phụ, tào phớ.
- Quý vị có thể chọn các sản phẩm ít béo cho trẻ trên 2 tuổi và các sản phẩm tách béo (không chứa chất béo) cho trẻ trên 5 tuổi. Nói chung, trẻ không cần uống sữa công thức.
Chất lỏng
Trẻ cần ít nhất 4 đến 5 cốc chất lỏng mỗi ngày. Nước là đồ uống tốt nhất. Giới hạn nước ép trái cây ở mức 120 ml mỗi ngày. Tránh cho trẻ uống nước ngọt, sô-đa và nước ngọt có ga.
Những loại thục phẩm nào có thể giúp con tôi học tập tốt?
Chế độ ăn lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng có thể hữu ích cho sự phát triển nhận thức của trẻ. Một chế độ ăn gồm nhiều loại thực phẩm không lành mạnh và thức ăn chế biến sẵn không tốt cho trẻ. Một vài dưỡng chất đặc biệt quan trọng cho hoạt động nhận thức và phát triển nhận thức tốt.
Các dưỡng chất thiết yếu cho hoạt động nhận thức | Các nguồn thực phẩm chính |
---|---|
Sắt |
Thịt, cá, gia cầm, lòng đỏ trứng, Rau lá xanh, đậu khô Trái cây giàu vitamin C như cam và kiwi giúp cơ thể hấp thu sắt từ rau và đậu. |
Kẽm |
Thịt, cá, gia cầm, lòng đỏ trứng, đậu khô |
I-ốt |
Tảo bẹ, rong biển, rong biển ăn nhẹ, sữa, sữa chua, tôm cỡ lớn, trai, cá biển hoặc hải sản khác |
Các axit béo omega-3, đặc biệt là DHA |
Cá nhiều dầu, ví dụ: cá hồi, cá mòi, cá sòng, cá bơn, cá thu đao, cá chim, cá chỉ vàng |
Vitamin B12 |
Thịt, cá, gia cầm, lòng đỏ trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa |