Loạn Sản Khớp Háng Trong Quá Trình Phát Triển
Loạn Sản Khớp Háng Trong Quá Trình Phát Triển (DDH) là gì?
Khớp háng được tạo ra dưới dạng hình cầu (chỏm xương đùi) và khớp ổ. Để phát triển bình thường, ‘quả bóng’ phải nằm bên trong hốc hình cốc của xương chậu. 'Loạn Sản Khớp Háng Trong Quá Trình Phát Triển' (Developmental Dysplasia of Hip, DDH) là tình trạng trẻ sinh ra với khớp háng không ổn định hoặc khớp háng không phát triển bình thường khi trẻ lớn lên do các yếu tố bẩm sinh hoặc sai tư thế, do đó ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và dẫn đến ổ cối phát triển bất thường. Trong DDH, ổ cối có thể nông và do đó 'quả bóng' có thể trượt vào và trượt ra khỏi hốc. Như vậy, ‘quả bóng’ có thể di chuyển một phần hoặc toàn bộ ra ngoài ổ cối, dẫn đến trật khớp một phần hoặc hoàn toàn.
Ai có nhiều khả năng mắc DDH hơn?
Nghiên cứu cho thấy DDH xảy ra ở khoảng 1 trên 1000 trẻ sơ sinh ở Hồng Kông.
Mặc dù nguyên nhân của DDH hiện nay chưa được rõ ràng, một số yếu tố bẩm sinh đã được chứng minh là đã làm tăng khả năng mắc DDH ở một số trẻ:
- Sinh ở tư thế ngôi mông (tức là chân ra trước)
- Anh, chị, em ruột có tiền sử DDH
- Bé gái (khoảng 80% bệnh nhân là các bé gái)
- Giảm lượng chất lỏng trong tử cung của mẹ khi mang thai
- Sinh non
- Bị dị tật chân nghiêm trọng khi sinh
- Bị vẹo cổ nghiêm trọng (chứng trẹo cổ) khi sinh
Tuy nhiên, khoảng 60% trẻ bị DDH không có bất kỳ yếu tố nào ở trên. Do đó, người chăm sóc nên để ý các dấu hiệu DDH ở trẻ để trẻ được chăm sóc y tế sớm.
DDH có những tác động gì đối với trẻ sơ sinh?
For majority of the babies with DDH detected early, the hip joint development can resume normal after treatment. Failure to diagnose and treat the condition promptly coupled with continued deterioration of the condition, however, will result in shortening of the affected limbs, mobility difficulties, spinal curvature, strain on knees and ankles, and premature degeneration of the hip joints.
Làm sao để biết khớp háng của trẻ có bình thường hay không?
Ở Hồng Kông, các bác sĩ thường khám sàng lọc tất cả trẻ sơ sinh trước khi xuất viện để đảm bảo rằng trẻ có sức khỏe tốt. Các bác sĩ của Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Bà Mẹ và Trẻ Em (MCHC) của Sở Y Tế cũng khám khớp háng của trẻ sơ sinh để phát hiện bất thường ở khớp háng, từ đó chuyển đến bác sĩ chuyên khoa để đánh giá thêm.
Cách thực hiện:Đầu tiên bác sĩ sẽ cởi quần áo trẻ ra và tháo tã để lộ phần bụng dưới và chân của trẻ, đồng thời để trẻ nằm yên và thoải mái trên ghế dài. Bác sĩ sẽ quan sát khả năng vận động của chân trẻ; khác biệt về chiều dài của chân; kiểm tra xem đùi có thể mở ra bằng nhau về cả hai bên không; bất kỳ nếp gấp da không đồng đều rõ ràng nào trên đùi; và bất kỳ phần xoắn nào ở lòng bàn chân hoặc cổ (chứng trẹo cổ). Tiến hành một cuộc kiểm tra cụ thể để di chuyển chỏm xương đùi ra ngoài và trong ổ cối cho trẻ sơ sinh trước 2 tháng tuổi.
Các y tá sẽ kiểm tra lại khớp háng của trẻ khi được trẻ 2 hoặc 4 tháng tuổi một lần nữa trong các cuộc thăm khám định kỳ.
Tương tự như các kiểm tra sàng lọc khác, các kiểm tra như trên có thể không phát hiện tất cả trẻ sơ sinh bị trật khớp háng hoặc khớp háng không ổn định. Người chăm sóc nên theo dõi tình trạng của con em mình để những bất thường về khớp háng có thể được phát hiện sớm.
Nếu kết quả khám bình thường, cha mẹ và người chăm sóc cần lưu ý những điều gì khác?
DDH có thể xuất hiện sau khi sinh. Tình trạng này có thể xuất hiện khi trẻ lớn lên. Vì vậy, cha mẹ và người chăm sóc nên quan tâm nhiều hơn đến tình trạng của trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Xin tư vấn y tế kịp thời nếu trẻ:
- Có chiều dài hai chân không bằng nhau
- Có nếp gấp da không đồng đều ở cả hai bên mông hoặc đùi
- Không thể mở rộng hoàn toàn chân hoặc mở rộng hai chân không đều nhau khi thay tã
- Kéo lê một chân khi bò
- Đứng ở tư thế bất thường, ví dụ: nhấc gót chân lên và giữ thăng bằng cơ thể ở một bên
- Đi với dáng đi bất thường, ví dụ: tập tễnh hoặc đi bằng ngón chân
Có thể phòng DDH không?
Mặc dù hầu hết các nguyên nhân của DDH vẫn chưa được làm rõ, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng việc gia tăng áp lực lên các khớp hông, do dùng lực làm duỗi thẳng chân và quấn chặt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của khớp. Bố mẹ và người chăm sóc nên giữ cho khớp háng của trẻ ở tư thế tốt. Nếu cần thiết phải quấn hoặc bế trẻ ở một vị trí cố định, hãy đảm bảo có đủ không gian để trẻ có thể co và duỗi chân thoải mái.
Khi sử dụng địu em bé:
- Không dùng lực để làm duỗi thẳng hoặc ép hai chân của trẻ vào nhau.
- Đảm bảo có đủ không gian để hông và đầu gối của trẻ duy trì tư thế uốn cong tự nhiên và di chuyển tự do.
- Nếu sử dụng địu trẻ em: Hãy chọn những loại nâng đỡ đùi của trẻ (từ mông đến đùi) tốt để ngăn không để chân trẻ buông thõng do đó tạo áp lực lên khớp háng.
- Nếu sử dụng ghế ô tô trẻ em: Chọn loại có đủ chỗ cho trẻ duỗi khớp hông và chân.
Cách xử lý khi nghi ngờ trẻ bị loạn sản khớp háng?
Sau khi kiểm tra sơ bộ, các bác sĩ sẽ giới thiệu trẻ bị nghi ngờ DDH đến các bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra thêm, chẳng hạn như siêu âm hoặc chụp X-quang để xác định chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Điều trị DDH phụ thuộc vào tuổi của trẻ tại thời điểm chẩn đoán và mức độ nghiêm trọng của tình trạng khớp háng bất thường. Mục tiêu điều trị là đưa chỏm xương đùi vào lại ổ khớp háng để khớp háng phát triển bình thường. Chẩn đoán càng sớm thì việc điều trị càng hiệu quả. Nếu DDH được chẩn đoán ngay sau khi sinh, bác sĩ có thể đặt các khớp háng trở lại vị trí bình thường bằng tay một cách dễ dàng. Tình trạng này có thể được điều trị thành công bằng cách sử dụng nẹp - ‘Pavlik Harness’. Dụng cụ giữ cho hông và đầu gối ở đúng vị trí (tư thế chân ếch) - chân uốn cong và quay ra ngoài. Trẻ có thể phải đeo nẹp trong vài tháng cho đến khi khớp háng ổn định và các hốc hở phát triển bình thường. Nếu thanh nẹp không hoạt động, hoặc bất thường ở khớp khá nghiêm trọng, hoặc chẩn đoán DDH ở độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi, thì trẻ có thể cần phải phẫu thuật.
Nếu quý vị có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sự phát triển khớp háng hoặc chi dưới của trẻ, vui lòng nhanh chóng xin lời khuyên từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.